HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Đặc điểm của nước thải rỉ rác
Nước rỉ rác là loại nước bẩn chảy qua các tầng rác thải, kéo theo các chất ô nhiễm chảy vào tầng dưới của bãi chôn lấp. Do được hình thành từ sự phân hủy của các loại rác thải nên nước thải rỉ rác chứa thành phần ô nhiễm rất cao và rất độc hại. Ngoài ra, nồng độ và thành phần ô nhiễm của nước thải rỉ rác còn phụ thuộc vào độ tuổi của bãi chôn lấp, thành phần rác, các phản ứng lý, hóa, sinh xảy ra trong quá trình phân hủy.
Các nguồn chính tạo nên nước thải rỉ rác bao gồm:
- Nước có sẵn trong rác thải và nước ép từ các lỗ hỗng do thiết bị đầm nén tạo nên.
- Nước mưa chảy xuống và thấm vào các tầng rác thải.
- Độ ẩm của rác, sự phân hủy của các chất hữu cơ có trong rác thải.
- Nước từ vật liệu phủ, nước từ bùn (nếu bùn thải được phép chôn lấp)…
Công nghệ xử lý nước thải rỉ rác
Xử lý sơ bộ:
Các loại mảnh vụn, rác được loại bỏ bằng song chắn, lưới chắn rác.
Điều hòa:
Điều hòa lưu lượng và nồng độ trên dòng thải và ngoài dòng thải.
1- Xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp màng MBR siêu lọc
Tuyển nổi:
Các hạt nhỏ được tụ lại và đưa lên khỏi mặt nước nhờ các bọt khí và loại khỏi mặt nước nhờ cánh gạt. Khuấy trộn, sục các bọt khí nhỏ được sử dụng.
Khử khí:
Nước và không khí tiếp xúc với nhau trong các dòng xoáy trộn trong tháp khử khí. Ammonia, VOC và một số khí khác được loại bỏ khỏi nước rỉ rác.
Lọc thô:
SS và độ đục được loại bỏ.
Màng siêu lọc MBR:
Đây là quá trình khử khoáng. Các chất rắn hòa tan được loại bỏ bằng phân tách màng. Quá trình siêu lọc (Ultrafiltrtion), thẩm thấu ngược (RO) và điện thẩm tách (electrodialysis) hay được sử dụng.
2- Phương pháp sinh học
Khị khí UASB:
Nước thải được đưa vào bể từ đáy. Bùn trong bể dưới lực nặng của nước và khí biogas từ quá trình phân hủy sinh học tạo thành lớp bùn lơ lững, xốn trộn liên tục. Vi sinh vật kị khí có điểu kiện rất tốt để hấp thụ và chuyển đổi chất hữu cơ thành khí metan và cacbonic. Bùn được tách và tự tuần hoàn lại bể UASB bằng cách sử dụng thiết bị tách rắn - lỏng – khí.
Lọc màng MBR:
Công nghệ MBR sử dụng các màng lọc đặt ngập trong bể xử lý sinh học hiếu khí. Nước thải được xử lý bởi các bùn sinh học và bùn này sẽ được giữ lại bởi quá trình lọc qua màng. Vì thế nâng cao hiệu quả khử cặn lơ lửng trong nước sau xử lý.
SBR:
Hệ thống dùng để xử lý nước thải sinh học chứa chất hữu cơ và nitơ cao, xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và xả cặn. Hệ thống gồm 5 pha diễn ra liên tục và lần lượt theo thứ tự: Fill (Làm đầy), React (Pha phản ứng, thổi khí), Settle( lắng), Draw (rút nước), Idling (ngưng).
AO kết hợp MBBR:
Công nghệ AO kết hợp MBBR (Đệm vi sinh lưu động kết hợp bùn hoạt tính và màng sinh học) hoạt động trên nguyên tắc xử lý kết hợp chất hữu cơ và N bằng bùn hoạt tính bám dính trên giá thể vi sinh. Quá trình xử lý các chất hữu cơ sẽ diễn ra tại bể hiếu khí có giá thể vi sinh lưu động. Quá trình khử N diễn ra tại bể Anoxic và bùn hoạt tính sẽ được tuần hoàn bổ sung cho quá trình xử lý.
3- Công nghệ Hóa lý
Keo tụ tạo bông:
Hệ keo bị mất ổn định do sự phân tán nhanh của hóa chất keo tụ. Chất hữu cơ, SS, photphate, một số kim loại và độ đục bị loại bỏ khỏi nước. Các loại muối nhôm, sắt và polymer hay được sử dụng làm hóa chất keo tụ.
Lắng kết tủa:
Giảm độ hòa tan bằng các phản ứng hóa học. Độ cứng, photphat và nhiều kim loại nặng được loại ra khỏi nước rỉ rác.
Oxy hóa bậc cao:
Các chất oxy hóa như ozon, H2O2, clo, kali permanganate… được sử dụng để oxy hóa các chất hữu cơ, H2S, sắt và một số kim loại khác. Ammonia và cianua chỉ bị oxy hóa bởi các chất oxy hóa mạnh.
Khử trong môi trường pH bậc cao hoặc thấp:
Kim loại được khử thành các dạng kết tủa và chuyển thành dạng ít độc hơn (ví dụ: Crom). Các chất oxy hóa cũng bị khử (quá trình loại do clo dư trong nước). Các hóa chất khử hay sử dụng: SO2, NaHSO3, FeSO4.
Hập thụ bằng cacbon hoạt tính:
Dùng để khử COD, BOD còn lại, các chất độc và các chất hữu cơ khó phân hủy. Một số kim loại cũng được hấp thụ. Cacbon thường được sử dụng dưới dạng bột và dạng hạt.
4- Công nghệ xử lý nước thải rỉ rác của PENDIN
Xử lý hóa lý
Tripping Khử Amoni:
Sử dụng vôi để nâng pH của nước thải lên mức 10-12, sử dụng quạt gió tạo áp lực gió đẩy amoni ra khỏi nước thải. Quá trình này diển ra trong tháp tripping.
Lắng sơ bộ:
Sử dụng Axic làm giảm pH của nước thải xuống mức 8 và châm dung dịch FeCL3 làm chất keo tụ, kết tủa các thành phần cạn dễ lắng trong nước thải.
Xử lý sinh học
Giai đoạn kỵ khí UASB
Sử dụng chủng vi sinh vật kỵ khí để phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản.
Giai đoạn thiếu khí Anoxic
Sử dụng chủng vi sinh vật thiếu khí để phân hủy lượng NO3- và chat hữu cơ trong nước thải.
Giai đoạn hiếu khí Aerotank
Sử dụng chủng vi sinh vật hiếu khí để phân hủy chất thải. Trong bể này, các vi sinh vật (còn gọi là bùn hoạt tính) tồn tại ở dạng lơ lửng sẽ hấp thụ oxy và chất hữu cơ (chất ô nhiễm) và sử dụng chất dinh dưỡng là Nitơ & Photpho để tổng hợp tế bào mới, CO2, H2O và giải phóng năng lượng.
Ngoài quá trình tổng hợp tế bào mới, tồn tại phản ứng phân hủy nội sinh (các tế bào vi sinh vật già sẽ tự phân hủy) làm giảm số lượng bùn hoạt tính. Tuy nhiên quá trình tổng hợp tế bào mới vẫn chiếm ưu thế do trong bể duy trì các điều kiện tối ưu vì vậy số lượng tế bào mới tạo thành nhiều hơn tế bào bị phân hủy và tạo thành bùn dư cần phải được thải bỏ định kỳ.
Lắng hóa lý thứ cấp
Các chất keo tụ, tạo bông được thêm vào nước thải chuyên dùng để kết bông bùn cạn trong nước thải nhằm làm giảm COD trong nước thải.
Oxy hóa nâng cao:
Nước thải được hạ pH xuống mức: 2-4 bằng axit, hóa chất oxy hóa được châm vào ( H2O2, FeSO4 ), cuối cùng nâng pH của nươc thải lên mức 7-8. Quá trình này loại bỏ triệt để các chất hữu cơ có câu trúc phức tạp còn tồn tại trong nước thải.
Sơ đồ công nghệ đảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN 25 - 2009/BTNMT
Công nghệ xử lý nước thải rỉ rác của PENDIN là lựa chọn công nghệ tối ưu giữa diện tích mặt bằng, chi phí đầu tư và chi phí vận hành.
Mọi vấn đề cần tư vấn về lựa chọn và tính toán công nghệ hoặc thi công xin liên hệ để được tư vấn miễn phí.
Click để xem Catalogue