Nguyên lý
Sau quá trình xử lý cơ học (song chắn rác, bể điều hòa), nước thải được đưa vào Modul thiết bị xử lý sinh học. Tại đây, Modul được chia làm các quá trình xử lý như sau:
Quá trình hiếu khí: Quá trình này là quá trình sinh trưởng hiếu khí dựa vào hoạt động sống của
vi sinh vật hiếu khí đặc biệt là vi khuẩn hiếu khí, chúng sẽ sử dụng oxy hòa tan có trong nước để phân giải chất
hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất khí (chủ yếu là CO2) và các thành phần khác. Các vi sinh vật sẽ
khử nitrat thành N2 và thải vào không khí. Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải gồm 3 giai đoạn
sau:
+ Giai đoạn 1: Oxy hóa chất hữu cơ.
CxHyOz + O2 → CO2 + H2O + ∆H
+ Giai đoạn 2: Tổng hợp tế bào
CxHyOz + O2 → tế bào VSV + CO2 + H2O + C5H7NO2 – ∆H
+ Giai đoạn 3: Oxy hóa chất liệu tế bào.
C5H7¬NO2 + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH2 ± ∆H’
Quá trình lắng: Quá trình giữ lại phần bùn hoạt tính (vi sinh vật). Phần bùn lắng này chủ yếu là vi sinh vật trôi ra từ ngăn sinh học hiếu khí. Phần bùn sau khi lắng được bơm bùn bơm tuần hoàn về ngăn đầu tên của modul nhằm duy trì nồng độ vi sinh cho vi sinh vật hoạt động. Phần bùn dư sẽ được bơm về Bể nén bùn nhằm làm giảm thể tch của bùn. Phần nước sau lắng sẽ châm hóa chất khử trùng để xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,…trước khi xả ra môi trường.
Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải hiện hành
Thông số
- Kích thước: DxL=1.3x4.5 m
- Công xuất trung bình: 10 m3/ngày
- Công suất max: 12 m3/ngày
- Nồng độ ô nhiễm COD max: 1000 g/l
- Vật liệu: Composite
- Các ngăn chính:
+ Ngăn kỵ khí
+ Ngăn Hiếu khí
+ Ngăn tuần hoàn
+ Ngăn lắng
+ Ngăn khử trùng và bơm nước đầu ra